Cờ phật giáo

/ / Cờ tổ quốc

Phật giáo là một tôn giáo khiêm tốn, chú trọng vào tâm linh và trí tuệ, nhắm vào mục đích giải thoát con người khỏi thế giới biến động và khổ đau. Phật giáo không chủ trương tranh giành uy quyềncủng cố thế lực hay bành trướng ảnh hưởng trong thế giới Vô thường này. Phật giáo cũng không xem nặng hình thứcmàu mè và biểu tượng, như vậy thì lá cờ Phật giáo đã giữ vai trògì và vị trí của nó như thế nào trong bối cảnh của Đạo Phật ngày nay. Suốt hơn hai ngàn năm trăm năm lịch sử Đạo Pháp, lá cờ Phật giáo đã xuất hiện từ lúc nào và ở đâu, ý nghĩa của nó là gì ?

Nguồn gốc lá cờ Phật giáo

Lá cờ Phật giáo ta thấy ngày nay ra đời vào năm 1880 ở Tích Lan (Sri Lanka). Người có ý kiến mang đến cho Phật giáo một lá cờ là một cựu đại tá quân đội Mỹ : Ông Henry Steel Olcoott.

Ông Olcoott đặt chân đến Tích Lan lần đầu tiên vào năm 1879, và ngay sau đó ông trở nên hết sức say mê Phật giáo. Năm 1880 ông trở lại Tích lan và trình lên Ủy ban Phật giáo Colombo đề nghị tạo cho Phật giáo một lá cờ. Hình thức và màu sắc của lá cờ xuất phát từ trí sáng tạo của ông Olcoot, dựa vào sáu vòng hào quang của đức Phật và các màu sắc của cầu vồng. Lá cờ cũng tượng trưng cho Lục đạo, tức sáu đường tái sinh hay sáu thể dạng của tất cả chúng sinh trong cõi luân hồi.

Lá cờ được chính thức chấp nhận trên đất Tích lan vào dịp Phật đản ngày 28 tháng 4, năm 1885. Tuy nhiên mãi đến ngày 25 tháng 5, năm 1950, trong lần hội nghị Phật giáo quốc tế ở thủ đô Colombo (Tích lan), với 26 quốc gia tham dự, lá cờ ngũ sắc mới được chính thức và nhất trí chấp nhận, nói lên sự thống nhất của Phật giáo thế giới.

Ngày nay, một lá cờ chung cho toàn thể Phật giáo – biểu tượngcủa Hòa bình, Từ bi và Trí tuệ, không phân biệt màu da và chủng tộc, không phân biệt giữa con người và tất cả những sự sống khác – đã phất phới trên lãnh thổ của hơn 50 quốc gia trên thế giới. Ngày 24 tháng 2, năm 1951, tỳ kheoTô Liên, đại diện Ủy ban Phật giáo thế giới tại Việt Nam, đi dự hội nghị Colombo đã đích thân đem lá cờ quý báu này về cho quê hương chúng ta.

Hình thức lá cờ

Lá cờ hình chữ nhật, chia đều thành sáu phần theo chiều dọc. Màu sắc gồm các màu của cầu vồng, nhưng chỉ có năm màu được chọn : xanh dương, vàng nhạt, đỏ, trắng, màu cam (hay vàng nghệ), sọc thứ sáu của lá cờ tượng trưng cho sự tổng hợp của các màu vừa kể. Vì thế, sọc thứ sáu lập lại tất cả năm màu, nhưng xếp theo chiều ngang.

 Ý nghĩa tựng trưng của lá cờ Phật giáo:

Sáu giải màu nằm dọc trên Lá cờ phật giáo đại diện cho 6 màu sắc của vầng hào quang được tin là tỏa ra khi Đức Phật Thích Ca giác ngộ.

 Kích thước chuẩn cờ Phật giáo:

  • 60 x 90 cm
  • 70 x 100 cm
  • 80 x 120 cm
  • 100 x 150 cm
  • 120 x 180 cm
  • 140 x 210 cm

 

 

 

 

Cờ Tín Hiệu VIETFLAG có những ưu điểm gì?!

 Tính thẩm mỹ cao: Chất liệu vải phi bóng dày, mềm và nhẹ, màu sắc đẹp, kết hợp với đường viền may cẩn thận. Đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất cho sản phẩm.

– Độ bền lâu dài: Bởi vì may cẩn thận nên không bị tưa, chất liệu vải tốt nên độ bền lâu. Do đó, sản phẩm tại VIETFLAG không những đẹp và tuổi thọ lâu dài.

– Chi phí hợp lý: Giá Cờ Hiệu cạnh tranh nhất trên thị trường TP. HCM. Quý khách hàng có thể tìm hiểu kỹ tất cả các bảng giá của các doanh nghiệp khác. Chúng tôi đảm báo, chi phí tại VIETFLAG là tốt nhất.

Như vậy, bạn còn LO NGẠI điều gì mà không đến với VIETFLAG?! Liên hệ ngay với chúng tôi theo SĐT 0912 755 911 để được tư vấn về sản phẩm Cờ Hiệu một cách CHÍNH XÁC nhất.